NGHE THEO KHẨU HIỆU CỦA ALIPAY, GIỚI TRẺ TRUNG QUỐC LÂM CẢNH NỢ NẦN

Thảo luận trong 'Tài chính - Ngân hàng' bắt đầu bởi reviewhyip, 10/3/21.

  1. reviewhyip

    reviewhyip Expired VIP

    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Những lời khuyến khích chi tiêu của dịch vụ Alipay đã khiến nhiều người trẻ Trung Quốc mắc nợ.
    Tỷ phú Jack Ma từ lâu đã tự tạo hình ảnh một người hết mình hỗ trợ người trẻ và các công ty nhỏ tại Trung Quốc, thường được gọi là "kiến", để họ có thể tiếp cận nguồn vốn mình mong muốn.
    "Bạn còn trẻ mà, cứ chi tiêu đi", câu nói trong quảng cáo của Huabei, dịch vụ giống thẻ tín dụng của Alipay đã tạo động lực cho nhiều sinh viên vừa tốt nghiệp tại Trung Quốc mua sắm.
    Xiaoli Shen, 25 tuổi, là một ví dụ. Cô vay tiền mua chiếc iPhone đầu tiên, chi tiêu khi đi thực tập tại Bắc Kinh, rồi sau này là cả mua sắm, đi lại đều qua Huabei. Chồng hóa đơn cứ dày lên, kéo theo khoản nợ của Shen.
    "Tôi cảm giác là sẽ chẳng bao giờ trả nợ nổi", Shen chia sẻ.
    Khi chính quyền Trung Quốc siết chặt hoạt động đế chế tài chính Ant Group của Jack Ma, Shen quyết định sẽ chi tiêu tiết kiệm. Ngày độc thân vừa qua, cô cũng chỉ mua vài món đồ.
    "Bằng cách điều chỉnh lại suy nghĩ, tôi đã kiểm soát được cơn nghiện mua sắm của mình", Shen cho biết. Cô đã xóa Huabei khỏi danh sách ứng dụng thanh toán ưu tiên ở điện thoại, và sẽ cố gắng trả khoản nợ 1.000 tệ của mình.
    "Đến lúc đó tôi sẽ thật sự tự do", cô gái 25 tuổi chia sẻ.
    Thông điệp của Jack Ma phản tác dụng

    Jack Ma là một trong những người mở đường trong lĩnh vực kinh doanh Internet tại Trung Quốc. Alibaba và Ant Group đều thay đổi cách người Trung Quốc giao thương hoặc thanh toán, tiết kiệm.
    Ông cũng có thể coi là biểu tượng của công nghệ Trung Quốc trong suốt 2 thập niên vừa qua. Nếu không bị chặn lại, đợt IPO kỷ lục 34 tỷ USD của Ant Group có thể trở thành IPO công nghệ lớn nhất lịch sử.
    [​IMG]
    Kích thích tiêu dùng là một trong những chiến lược của Trung Quốc để khôi phục lại nền kinh tế sau đại dịch. Ảnh: AP.
    Tuy nhiên, Jack Ma đã đi quá xa khi chỉ trích chính sách quản lý tài chính của Trung Quốc tại hội nghị ở Thượng Hải, tháng 10/2020. Ông đã phải trả giá ngay lập tức. Đợt IPO bị hoãn 2 ngày trước hạn, và Jack Ma biến mất khỏi mọi diễn đàn, bài phát biểu trước công chúng suốt 3 tháng.
    Thông điệp là rất rõ ràng, những công ty công nghệ và tài chính phải đi theo định hướng.
    Theo LA Times, nhiều người trẻ Trung Quốc cũng đồng ý với thông điệp này. Thế hệ "kiến", sinh sau năm 1990 không còn thần tượng Jack Ma như trước đây. Trưởng thành khi kinh tế bắt đầu chậm lại, họ bắt đầu hoài nghi chủ nghĩa tiêu dùng và sự bất bình đẳng. Họ vẫn dùng sản phẩm của Jack Ma, nhưng không đồng ý với những lý tưởng của ông.
    Những người này nói rằng họ không quan tâm đến tiền, nhưng đều sống cuộc sống giàu sang và chê bai thanh niên.​
    Vlogger Trung Quốc chỉ trích cách những nhà sáng lập Alibaba, Huawei "lên lớp" giới trẻ.
    Sau khi IPO của Ant Group bị hoãn, video giải thích rằng mô hình của họ hiện tại rất giống cách mà Mỹ rơi vào khủng hoảng năm 2008 được chia sẻ liên tục tại Trung Quốc. Thông điệp của những video dạng này cho rằng chủ nghĩa tiêu dùng đang biến những người trẻ thành nô lệ của nó.
    Thông điệp về sự cố gắng, nỗ lực trong công việc và văn hoá cạnh tranh công sở, giống như những gì mà Jack Ma hay nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi muốn truyền tải, cũng bị nghi ngờ. Nhiều người trẻ Trung Quốc cho rằng thành công là sẵn có, dựa trên nền tảng tiền tài, gia đình.
    "Những người này nói rằng họ không quan tâm đến tiền, nhưng đều sống cuộc sống giàu sang và chê bai thanh niên. Rõ ràng những người trẻ sẽ không thể chấp nhận những thông điệp đó và tiếp tục tôn thờ họ", một vlogger nhận xét.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này